MỤC LỤC

Bệnh bạc lá lúa là gì?

Bệnh bạc lá lúa hay còn có tên cháy bìa lá lúa là một loại bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây hại, được phát hiện đầu tiện tại Nhật Bản (1884) và là một trong những bệnh phổ biến nhất trên cây lúa.

Loại vi khuẩn này có khả năng bơi giỏi do có đuôi, dễ dàng tăng mật số rất nhanh ở vùng nhiễm bệnh bám nước. Vì thế, vi khuẩn gây bệnh Xanthomonas oryzae pv. oryzae sẽ động lại trong những giọt nước trên lá lúa, tạo thành các giọt dịch khuẩn lây lan sang các cây lúa khác.

Bệnh bạc lá lúa hiện nay đã có mặt ở tất cả các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt ở khu vực nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện trong vụ mùa hè thu nhất, các vụ mùa còn lại vẫn có khả năng phát sinh bệnh nhưng múc độ nhẹ hơn vụ mùa hè thu. Khả năng ảnh hưởng của bệnh bạc lá lúa đến năng suất lúa khá lớn, có thể giảm năng suất lúa lên đến 74%

Triệu chứng của bệnh bạc lá trên cây lúa

Bệnh thường xuất hiện và phát triển nhất vào giai đoạn đòng – lúa trổ, triệu chứng điển hình đầu tiên của bạc lá lúa đầu tiên là sự xuất hiện đốm hoặc sọc úng nước dọc theo ở rìa lá lúa hay gần chót lá lúa.

Vùng bị bệnh bạc lá có màu xám xanh đến màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu trắng sáng(màu bạc lá lúa). Ranh giới được tạo thành giữa vùng nhiễm bệnh bạc lá lúa và không bệnh là một đường gợn sóng ngăn cách (răng cưa). Vài ngày sau vết bệnh phát triển lan rộng ra và kéo dài xuống gốc lá.

Trong điều kiện ở ẩm độ cao có thể dễ dàng quan sát thấy giọt dịch khuẩn màu trắng đục hoặc vàng ở phần lá bệnh.

Vết bệnh có thể xuất hiện ở chóp lá, hai mép lá hay giữa phiến lá do bệnh thường xâm nhiễm qua những vết thương như gió mạnh, côn trùng cắn…

Màu vết bệnh thay đổi theo giống nhiễm nặng hay nhiễm nhẹ. Ở những giống lúa nhiễm nặng, vết bệnh có thể lan cả lá, những vùng bạc lá bị cháy khô hoàn toàn.

Tác hại của bệnh cháy bìa lá lúa

Bệnh thường xuất hiện giai đoạn đẻ nhánh tối đa đến trổ – chín. Thậm chí, bệnh còn có thể xuất hiện ở giai đoạn mạ và làm cây lúa mạ bị chết héo hoàn toàn (Hiện tượng Kresek – làm mất cây).

Bệnh xuất hiện sớm, lây lan rộng làm lá bị khô hoan toàn hay một phần lá lúa, giảm chất lượng quang hợp, làm lúa bị lem lép hạt, giảm năng suất và chất lượng hạt.

Nguyên nhân gây ra bệnh cháy bìa lá lúa

Nguyên nhân thời tiết

Bệnh phát triển mạnh ở điều kiện thời tiết với nhiệt độ 26 đến 30 độ C, ẩm độ không khí cao, độ pH từ 5,7 – 8,5 (điều kiện lý tưởng là 6,8 – 7,2). Đặc biệt trong điều kiện thời tiết, khi ban ngày nắng nóng, đêm lạnh, nhiều sương, hay bị xây xát sau đợt mưa to, bão, gió mạnh là điều kiện thuận lợi nhất.

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa sẽ theo những giọt dịch khuẩn từ lá bị bệnh và lây lan đến những lá khác.

Nguyên nhân canh tác

Bệnh phát triển mạnh trên các giống lúa đã nhiễm nặng, sạ dày, ruộng ngập nước sâu, có nhiều bóng râm hay cây lúa được trồng trên đất bị nhiễm chua.

Cây lúa mới phát triển ra lá khi gặp mưa dông dễ dàng có nguy cơ nhiễm bệnh bạc lá hơn.

Bón thừa đạm, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối tỉ lệ NPK hoặc Bón phân thêm quá nhiều khi cấp cứu vàng lá.

Biện pháp chăm sóc và trồng lúa không đúng kỹ thuật cũng góp phần làm cây lúa dễ bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân sâu bọ, côn trùng

Một trong những nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa là khi côn trùng, sâu bọ tấn công vào lá sẽ tạo ra các vết xây xát trên lá lúa, làm cho các khí khổng có những vết nứt. Các giọt dịch vi khuẩn khi tiếp xúc qua vết thương trên lá và truyền vi khuẩn vào trong các vết nứt của cá lúa.

Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa hiệu quả

Biện pháp canh tác

Sử dụng những giống trồng lúa có khả chống chịu bệnh, các giống lúa sạch bệnh để phòng trừ bệnh bạc lá lúa ngay từ lúc ban đầu.

Cấy mạ đủ tuổi cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh.

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ chôn vùi gốc ra…bón vôi trước khi làm đất để đất nhanh mục, khi làm đất phải ngấu tránh gây ngộ độc rễ

Sạ thưa, không sạ dày, bón phân cân đối, không bón thừa đạm tránh làm cây lúa bị yếu.

Khi phát hiện bệnh bạc lá trên cây lúa, cần ngưng ngay việc bón đạm, phân, thuốc kính thích sinh trưởng qua lá.

Giữ mực nước ruộng vừa phải, không để ngập sâu.

Dọn dẹp, diệt trừ các loài cỏ dại như cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ gừng bò

Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc đặc trị vị khuẩn: Lobo 8WP

Thuốc trị hiệu quả bệnh bạc lá lúa

Moltovin……