Bệnh đốm nâu là một loại bệnh phổ biến hầu hết các loại cây trồng như cây ngô, thanh long, đậu bắp, cây lan… Ở mỗi loại cây trồng sẽ có các loại nấm khác nhau gây hại nên khi tham khảo bệnh đốm nâu, cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc loài nấm và loại cây để có những biến pháp phòng trị thích hợp. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và các biện pháp phòng trị bệnh đốm nâu trên lúa nhé.

MỤC LỤC

Bệnh đốm nâu là gì?

Bệnh đốm nâu hại lúa là một loại bệnh do nấm Bipolaris oryzae. Cochliobolus miyabeanus gây ra, xuất hiện trên tất cả các vùng trồng lúa. Bệnh được ví như là một “bệnh mãn tính” của cây lúa vì hầu hết không có ruộng lúa nào mà không bị bệnh đốm nâu. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà mức độ bệnh sẽ khác nhau.

Bệnh đều có thể gây thiệt hại quanh năm, nhưng nặng nhất là vào vụ mùa lúa Hè – Thu.

Triệu chứng gây hại của bệnh đốm nâu

Bệnh đốm nâu hại lúa chủ yếu tập trung gây hại vào bộ phận lá lúa và hạt lúa. Hiện nay, chưa có giống cây lúa nào có khả năng kháng bệnh đốm nâu.

Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ, to không đều nhau, xuất hiện ở cả hai mặt lá của cây lúa, có màu nâu nhạt. Sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu tròn, bầu dục trên lá, rìa vết bệnh có quầng vàng, xuật hiện trên lá lúa già.

Bệnh gây hại trên hạt làm cho hạt lúa có các vết màu nâu sau đó bị biến thành màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt lúa, là nguồn bệnh cho vụ sau nếu lấy giống lúa đã bị nhiễm bệnh.

Khi nhiều vết đốm bệnh có màu nâu xuất hiện trên lá làm cho lá bị cháy vàng, ruộng xơ xác. Giai đoạn từ trổ trở về sau bệnh tấn công vào hạt gây lém lép hạt, giảm phẩm chất gạo dẫn đến năng suất lúa giảm.

Nguyên nhân gây nên bệnh đốm nâu

Trên các ruộng trồng giống lúa nhiễm bệnh (được bón thừa phân đạm cũng như thiếu đạm) hoặc sử dụng các giống lúa đã nhiễm bệnh từ vụ trước.

Bệnh phát triển trên các đồng ruộng nghèo chất dinh dưỡng, đất cát, ruộng phèn, ngộ độc hữu cơ…

Bệnh cũng xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn. Ở điều khiện khí hậu có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp bệnh càng nặng hơn. Vì thời tiết khô hạn làm đất thiếu nước, dễ lên phèn từ tầng đất dưới, làm cho rễ cây bị ngộ độc, cây lúa kém phát triễn, không có khả năng chống chịu được bệnh.

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu trên lúa

Biện pháp canh tác

Tuyệt đối không dùng giống đã nhiệm bệnh, cần xử lý hạt giống trước khi sạ, không nên sạ dày.

Hạn chế ngộ độc hữu cơ bằng cách làm đất kỹ, bón lót vôi, phân lân, phân hữu cơ con bò sữa Không được để cây lúa thiếu đạm, thiếu hụt chất dinh dưỡng hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Cung cấp đủ nước cho vùng khô hạn, tránh đất bị nhiễm phèn, đặc biệt là vụ mùa Hè – Thu.

Biên pháp hóa học

Phun thuốc Camilo 150SC, Help 400SC để phòng trị bệnh đốm nâu.

Thuốc phòng trị bệnh đốm nâu trên lúa hiệu quả

Camilo 150SC

Camilo 150SC được ví như “Sữa nuôi đòng” có khả năng phòng trị hiệu quả bệnh đốm nâu trong thời gian lúa làm đòng. Ngoài ra, Camilo 150SC còn giúp cây lúa sạch, chắc chắn, nuôi dưỡng lá đòng xanh lâu, bông lúa vàng sáng, rất an toàn với con người và môi trường.

Camilo 150SC còn thể phòng trị các bệnh khác như: Khô vằn, vàng lá chín sớm…và một số bệnh trên cây trồng khác.

Xem thêm chi tiết sản phẩm: Camilo 150SC

Help 400SC

Help 400SC từ lâu đã là một sản phẩm được nhiều bà con nông dân tin dùng nhất từ trước đến nay. Ngoài chuyên đặc trị bệnh lem lép hạt, Help 400SC còn có thể phòng trừ hiệu quả bệnh đốm nâu trên cây lúa với cơ chế phòng trừ “đa tác động”, không chỉ ngăn chặn nấm bệnh xâm nhiễm mà còn diệt các sợi nấm đang ký sinh bên trong cây.

Help 400SC còn có thể trị các loại bệnh như: đốm vằn, vàng lá chín sớm, đạo ôn cổ bông và bệnh thán thư trên cây trồng khác.

Xem chi tiết sản phẩm: Help 400SC