MỤC LỤC

Bệnh khô vằn hại lúa là gì?

Bệnh kho vặn hay còn gọi là bệnh đốm vằn, có tên khoa học là Rhizoctonia Solani Palo được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản (1910) và lan rộng dần đến các quốc gia nông nghiệp trồng lúa khác ở châu Á cùng các châu lục khác.

(Hình ảnh bệnh khô vằn trên lúa)

Bệnh đốm vằn thường phổ biến nhất trên lúa và ngô, ngoài ra bệnh cũng có thể xuất hiện trên rau củ, bầu bí, dưa, đậu, cà rốt,…

(Hình ảnh bệnh khô vằn trên các loại rau củ)

Bệnh khô vằn lây truyền qua đường nước tưới, đất mang mầm bệnh hoặc tàn dư từ các loại thực vật đã bị nhiễm bệnh

Bệnh đốm vằn là một trong những loại bệnh phổ biến và nghiệm trọng trên lúa ở nước ta, xếp hạng thứ 2 chỉ sau bệnh đạo ôn trên lúa. Bệnh có nguy cơ gây thiệt hại năng suất lúa lên đến 50%.

Triệu chứng bên khô vằn trên lúa

Bệnh khô văn gây hại lên thân, bẹ lá, phiến lá và cổ bông trên lúa, lúa mới nhiễm nấm có biểu hiện trên phần bẹ lá giáp mực nước, xuất hiện các đốm loang lổ hình bầu dục (như da beo) có màu xanh tối hoặc xám nhạt, viền nâu, bị sũng nước.

(Hình ảnh bệnh khô vằn chi tiết trên bẹ)

Các đốm bệnh lan rộng ra thành các vết vằn dạng như những đám mây, ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, rồi bị khô và chết dần. Bệnh khô vằn còn có thể tấn công lên trên cho tới lá đằng khi bị nhiễm nặng.

Các vết bệnh khô vằn sau một thời gian sẽ xuất hiện những hạch nấm màu nâu xám, cứng, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ.

(Hình ảnh bệnh khô vằn các hạch xuất hiện)

Nguyên nhân gây ra bệnh khô vằn ở lúa

Bệnh khô văn do nấm Rhizoctonia Solani sống ký sinh trong đất gây ra. Loài nấm này thường sống và sinh trưởng mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao trung bình từ 28 độ đến 32 độ C.

Bệnh khô vằn thường xảy ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng và trổ, đặc biệt giai đoạn đồng trổ và chín sáp dễ bị nhiễm bệnh nặng nhất.

Các hạch nấm trên các vị trí bệnh khô vằn sẽ rơi xuống nước, lây lan qua các cây lúa xung quanh hoặc nằm dưới đất, bám vào trong rom rạ, cỏ, tàn dư của thực vật,…

Vào mua mưa, mực nước trên ruộng lên cao cũng làm tăng tốc độ lây lan của bệnh.

Bón thừa đạm, bón không cân đối NPK cùng với cấy mật độ cao cũng góp phần tạo điều kiện cho nấm của bệnh phát triển.

Cách phòng trị bệnh khô vằn hiệu quả

Biện pháp canh tác

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu sạch các tàn dư thực vật từ vụ trước. Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh có trong đất.

Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ hoặc gieo trồng, sử dụng các loại hạt giống có khả năng kháng bệnh, không sử dụng các loại lúa bị đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Gieo trồng lúa đúng thời vui, không gieo sậy với mật độ quá cao.

Bón phân NPK cân đối và vừa đủ, bón phân vô cơ và hữu cơ giúp cây lúa đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với phân đạm cần bón tập trung, không bón lai rai.

Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc đặc trị bệnh khô vằn trên lúa sau khi phát hiện lúa bị nhiễm bệnh, tùy theo mức độ bệnh mà có cách sử dụng thuộc hợp lý, tránh dùng quá nhiều, chỉ phun thun khi mới xuất hiện, phun tập trung khoanh vùng các ổ bệnh.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể đặc trị bệnh khô vằn trên lúa như: Help 400SC, Camilo 150SC,.. hoặc các loại thuốc được đăng ký đặc trị bệnh khô vằn trên lúa.

(Hình ảnh các loại thuốc trị bệnh khô vằn)

Thuốc đặc trị bệnh khô vằn trên lúa