Những ngày này, nông dân vùng chuyển đổi lúa-tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang đẩy nhanh việc thu hoạch vụ sản xuất. Với điều kiện thời tiết thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, năng suất lúa đạt khá cao, người dân rất phấn khởi. Cùng đó, con tôm xen canh trên ruộng lúa cũng đang được giá nên người dân được thu lợi “kép”.

Hiện tôm càng được thương lái đến tận ruộng thu mua với giá từ 100.000 – 130.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Giá này cao hơn niên vụ trước từ 20.000-30.000 đồng/kg.

Sau khi thu hoạch xong con tôm, nông dân sẽ thu hoạch luôn vụ lúa trên đất tôm. Càng gần Tết, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 11.000 – 12.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Vụ lúa trên đất tôm 2024 – 2025, nông dân Bạc Liêu xuống giống hơn 18.000 ha lúa ST chiếm gần 40% diện tích tôm-lúa của tỉnh.

Chú thích ảnh
Mô hình “Con tôm ôm cây lúa” ngày càng phát huy hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Hiện tôm càng được thương lái đến tận ruộng thu mua với giá từ 100.000 – 130.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Giá này cao hơn niên vụ trước từ 20.000-30.000 đồng/kg.

Sau khi thu hoạch xong con tôm, nông dân sẽ thu hoạch luôn vụ lúa trên đất tôm. Càng gần Tết, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 11.000 – 12.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Vụ lúa trên đất tôm 2024 – 2025, nông dân Bạc Liêu xuống giống hơn 18.000 ha lúa ST chiếm gần 40% diện tích tôm-lúa của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân thông tin, trong những năm qua, khi áp dụng mô hình lúa-tôm được triển khai trên địa bàn huyện phát huy được tính hiệu quả rất cao. Bởi vì, khi sản xuất lúa, kết hợp với nuôi tôm mang lại lợi nhuận và cải tạo môi trường rất tốt. Đặc biệt là trong niên vụ 2023-2024, người dân vô cùng phấn khởi khi trúng mùa, trúng giá.

Ông Nguyễn Thành Nghiệp ở xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân phấn khởi cho biết, từ khi đưa con tôm vào sống chung trên đất lúa, vùng đất này như được hồi sinh. “Với hơn 2 ha công đất áp dụng mô hình lúa-tôm từ năm 2020 cho đến nay, gia đình luôn thu lãi hơn từ từ 150 – 200 triệu đồng/năm. Chuyện trúng tôm kiếm lãi vài ba chục triệu đồng/công (1.000 m2) không phải là chuyện hiếm ở xứ này”, ông Nghiệp chia sẻ.

Ông Trương Văn Thiện ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, năm nay gia đình sản xuất được trên 1ha lúa-tôm kết hợp. Nhờ thời tiết thuận lợi và giá cả của tôm và lúa đều cao nên trừ chi phí, vụ này, gia đình thu lãi trên 80 triệu đồng/ha.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho biết, với tổng diện tích sản xuất đến nay, vượt hơn 46.000 ha, mô hình này được đánh giá là mô hình sản xuất hiệu quả và cần nhân rộng trong thời gian tới. Mục tiêu mà ngành đề ra sau 2025 đến 2030, mở rộng diện tích sản xuất lúa-tôm lên hơn 70.000 ha.

Để đạt được mục tiêu này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả chuyển giao ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất lúa hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng từng bước hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, thuận thiên và phát triển bền vững.

Theo TTXVN