MỤC LỤC

Rầy phấn trắng là gì?

Rầy phấn trắng hay còn gọi là bọ phấn trắng có tên khoa học Aleurocrybotus sp, được phát hiện đầu tiên tại Senegal (1977). Rầy phấn trắng có nhiều loại khác nhau và xuất hiện trên nhiều loại cây trồng (rau màu, cây ăn trái…).

Trong những vài năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu nghiêm trọng, loài rầy phấn trắng ngày càng tấn công trên ruộng lúa nhiều nơi ở Việt Nam. Từ vụ mùa lúa Hè – Thu năm 2010, rầy phấn đã gây hại nghiêm trọng đến cách tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Long An, An Giang,…Rầy phấn trắng có thể làm năng suất lúa giảm lên đến 80%.

Đặc điểm, hình thái rầy phấn trắng

Vòng đời của rầy phấn trắng có thời gian trung bình khoảng 20 – 22 ngày, gồm 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng, rầy trưởng thành (thành trùng).

Rầy phấn trắng cái thường đẻ trứng ở dọc theo gân lá, trứng rầy sau đó phát triển thành những ấu trùng. Ấu trùng mới nở có màu trắng đục sau đó chuyển sang màu vàng nhạt. Ấu trùng trải qua 4 tuổi và khó quán sát khi mới nở, sống chủ yếu là mặt dưới lá, không di chuyển. Đặc biệt, rầy phấn trắng cái có khả năng sinh sản đơn tính và sinh ra những con rầy đực.

Con trưởng thành có kích thước rất nhỏ, có chiều dài khoảng 1mm, cánh trắng có phủ lớp phấn màu trắng như tinh bột, thân có màu vàng nhạt. Rầy thường trú ẩn ở mặt dưới lá và bay từ cây này sang cây khác, hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối (thời điểm trời mát).

Rầy phấn trắng phát triển mạnh mẽ nhất vào thời tiết nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ trung bình 30 độ C, xuất hiện trên ruộng lá khá sớm từ giai đoạn mạ đến giai đoạn trổ. Trong những năm trở lại đây, thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tỉ lệ mưa ngày càng giảm đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoành hành của rầy phấn trắng.

Tác hại của rầy phấn trắng

Cả ấu trùng và rầy phấn trắng trưởng thành đều có gây hại cho cây lúa. Ấu chùng chích hút làm cho lá bị vàng, làm cho cây lúa chậm phát triển, bị co rút cây, khô, cháy. Nếu rầy phấn trắng trưởng thành chích hút giai đoạn đòng trổ, làm lá cờ bị biến dạng, đọt bị xoắn (khác với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá), bông không trổ được hoặc trổ bị lem lép hạt hoặc vào gạo kém làm giảm năng suất lúa.

Rầy phấn trắng có thể là môi giới truyền bệnh cho lúa và cây trồng. Khi rầy phấn trắng đạt mật số cao sẽ gây ra hiện tượng “cháy rầy phấn trắng”

Rầy phấn trắng là một loài đa ký chủ, ngoài gây hại trên lúa, chúng còn gậy hại trên các loại cây ăn trái, cây hoa màu khác như cà chua, cây ớt hoặc các loài cỏ khác

Các biện pháp phòng trừ rầy phấn trắng hiệu quả

Biện pháp canh tác

Vệ sinh đồng ruộng, sạ thưa, bón phân cân đối NPK, không bón thừa đạm giúp cây đầy đủ nguồn dinh dưỡng duy trì sự sinh trưởng của cây lúa.

Quản lý nguồn nước tốt, không để ruộng bị khô hạn.

Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.

Biện pháp sinh học

Rầy phấn trắng cũng có rất nhiều loài thiên địch trong ruộng lúa như: bọ rùa,bọt xít ăn thịt, kiến 3 khoang, nhện lưới ăn thịt côn trùng… Việc bảo vệ thiên địch sẽ có thể khống chế được sự phát triển của rầy phấn trắng ở dưới ngưỡng gây hại. Quần thể thiện địch phong phú sẽ không cần thiết phải sử dụng thuốc trừ rầy.

Biện pháp hoá học

Vào thời tiết khô hạn, rầy phấn tránh phát triển mạnh mẽ, thiên địch không có khả năng khống chế thì cần phải dùng thuốc trừ rầy để xứ lý kịp thời, tránh rầy sinh sôi và lây lan các ruộng lúa khác.

Thuốc đặc trị rầy phấn trắng hại lúa

Apta 300EC

Apta 300EC là thuốc trừ rầy đặc hiệu, có tác dụng tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Không những chỉ diệt rầy non và rầy trưởng thành mà còn hạn chế rầy cái đẻ trứng, trứng ung, ngăn chặn rầy phấn trắng tái phát lứa sau.

Apta 300EC diệt rầy qua hai đường: Chống lột xác và gây tê liệt hệ thần kinh của côn trùng. Đặc biệt, Apta 300EC ít ảnh hưởng đến thiên địch, con người và môi trường.

Ngoài là thuốc trừ rầy, Apta 300EC còn có thể diệt trừ hiệu quả bọ cánh tơ trên trà.

Chi tiết sản phẩm, truy vào vào liên kết:

Apta 300EC